Trang chủ

thông tin day lai xe





Nguồn: http://localhost/saigoncaykieng/trang-chu/

Những Bài Thuốc Hay Từ Nấm Linh Chi

1- Bổ khí hoạt huyết dùng ở trường hợp đau tim do khí hư, huyết tụ:  Linh chi 60g, nhân sâm 30g, đan sâm 90g. Tất cả tán bột. Mỗi lần 3g. Ngày 2 lần hoà nước nóng hoặc sữa, nước cơm (đau ê ẩm vùng ngực trước tim, hồi hộp, tim khó thở).


 


2- Dưỡng khí bổ âm hoạt huyết, trị bệnh đau tim do khí âm hư và tụ máu: 


Tây dương sâm 30g, linh chi 60-90g, tam thất 30g, đan sâm 45. Đem 4 vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, nghiền thành bột, bỏ vào lọ đậy kín để dùng dần. Ta có thể dùng để uống hàng ngày bình thường


 


3- Bệnh viêm gan do can thận đều hư: Linh chi 10-12g, nữ trinh tử 15g, màng mề gà 9g. Cho nước vào sắc, nước sôi 60 phút, gạn lấy nước uống. Ngày 1 thang chia 2 lần (sáng, chiều), uống nóng.


 


4- Viêm gan cấp, mạn: Nấm linh chi rang sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, cùng với nước trà hoa cúc.


 


5- Suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém: Linh chi 100g thái nhỏ ngâm vào 500ml rượu trắng sau 7 ngày uống được. Ngày uống vào 2 bữa cơm, mỗi lần 15-20ml.


6- Viêm khí phế quản, ho gà, hen suyễn:  Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc kỹ uống thay nước trong ngày.


 


7- Bổ khí huyết tỳ vị, tiêu viêm giảm đau, chữa ung bướu: Linh chi 30g, tây dương sâm 30g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, mộc nhĩ trắng 30g, nấm hương 30g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 2 – 3g. Ngày uống 1-2 lần hoà với nước nóng, hoặc sữa, hoặc nước cơm đủ nhuyễn để dễ nuốt.


 


– Nấm linh chi  là một sản phẩm rất tốt cho sức khỏe , hãy uống linh chi vào buổi sáng và dùng thường xuyên sẽ giúp cơ thể giúp cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh ,chống lại nhưng bệnh tật không đáng có , với giá thành tương đối rẻ cho một sản phầm về sức khỏe , có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi , mọi lứa tuổi1





Nguồn: http://linhchingoclam.vn/nhung-bai-thuoc-hay-tu-nam-linh-chi.html

CÔNG DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NẤM LINH CHI ĐỎ VIỆT NAM

CÔNG DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NẤM LINH CHI ĐỎ VIỆT NAM


 A. CÔNG DỤNG 


+ Tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.


+ Tăng trí nhớ, trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, căng thẳng.


+ Điều hòa và làm giảm huyết áp, chống đột quỵ.


+ Giảm béo phì, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.


+ Làm mạnh gan, ăn không ngon, tiêu hóa kém, hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng…


+ Chống nhiễm mỡ, xơ vữa mạch máu và các biến chứng (Bệnh xơ vữa động mạch vành).


+ Loại trừ cholesterol trong máu và thành mạch. Lọc sạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn của máu.


+ Ngăn cản sự phát triển tế bào Ung thư, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt với bệnh ung thư


+ Ngắn chặn quá trình lão hóa , làm trẻ hóa cơ thể , Thải độc trong cơ thể, giải cảm, làm đẹp sáng hồng làn da, cho mái tóc chắc khỏ , bóng mượt


+ Trợ giúp tim khỏe mạnh, tốt cho tim mạch…


 B. CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG NẤM LINH CHI 


      1. Nấu Nấm Linh chi trên bếp : đây là cách tốt nhất được khuyến khích sử dụng vì chiết xuất được tối đa hàm lượng các chất có tronh Linh chi.


Chuẩn bị: 10 g nấm Linh chi khô. 1 lít nước lạnh. 3 lát cam thảo, hoặc atiso (nếu muốn) hoặc 2 muỗng mật ong.


Cách chế biến:Cắt lát 10 g nấm Linh chi, Cho 10 g  linh chi, 3 lát cam, thảo và 1 lít nước lạnh vào nồi, đun sôi, để nhỏ lửa trong 20  phút là uống được, tùy theo sở thích thêm đường glucose, mật ong, cam thảo hoặc atiso cho dễ uống, có thể uống nóng hoặc lạnh thay nước nước uống hàng ngày. Bã Nấm Linh chi nấu tiếp nước thứ hai như trên.


      2. Ngâm Nấm Linh chi trong bình giữ nhiệt hoặc bình thủy:  Cách này được khuyến khích sử dụng cho những người bận rộn, không có thời gian, bạn chỉ cần bỏ một ít linh chi vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy, đậy kín nắp lại, sau đó bạn có thể đi làm việc gì đó tùy thích, hoặc bỏ vào túi mang tới công sở, hoặc tới trường, tới nơi là bạn đã có một bình nấm linh chi thơm ngon, bồi bổ sức khỏe cho cả ngày làm việc và học tập, cách chế biến cụ thể như sau:


Chuẩn bị: 10 g nấm Linh chi khô (cắt lát hoặc xay bột càng tốt). 1 lít nước sôi. 3 lát cam thảo, hoặc atiso (nếu muốn) hoặc 2 muỗng mật ong. Bình Thủy hoặc bình giữ nhiệt 1 lít.


Cách chế biến: Cho 10 g Linh chi đã cắt lát hoặc xay bột, 3 lát cam thảo và 1 lít nước sôi vào trong bình thủy, đậy nắp kín trong 15 phút , sau đó rót ra uống từ từ trong ngày. Nếu bạn không thích mùi cam thảo có thể thay bằng atiso hoặc mật ong, hoa cúc…  uống hết lại châm thêm nước sôi vào uống cho đến khi nhạt mùi.


2016-07-26 13.17.03


     


      3. Nấm Linh Chi Hãm trà: Cách này thuận tiện và thích hợp dùng để đãi khách đến nhà, với cách này bạn nên xay Linh chi thành bột để chất trong Linh chi chiết xuất ra tốt hơn vì nước hãm trong bình trà không nóng như nấu trên bếp hay trong bình giữ nhiệt.


Chuẩn bị: 10g nấm Linh chi khô  xay bột. 1 lít nước sối. 3 lát cam thảo, hoặc atiso (nếu muốn) hoặc 2 muỗng mật ong, một bình trà có nắp kín.


Cách chế biến: Cho 10g  Linh chi đã xay bột, 3 lát cam thảo và nước sôi vào trong bình trà, đậy nắp kín trong 10 phút , sau đó rót ra uống từ từ trong ngày. Uống hết lại châm thêm nước sôi vào uống cho đến khi nhạt mùi.


tam


Lưu ý : Nếu bạn không thích mùi cam thảo có thể thay bằng atiso hoặc hoa cúc, mật ong …  , cam thảo, atiso và hoa cúc nên cho vào nấu chung cùng thời điểm với nấm Linh chi , còn mật ong thì thêm vào sau khi nấu xong, khi uống, ta rót nấm Linh chi ra ly, và bỏ vào 2 muỗng mật ong , sau đó khuấy đều lên uống.


     4. Nấm Linh chi ngâm rượu uống:  Đây cũng là một cách dùng nấm Linh chi rất hay, vì các chất trong nấm Linh chi được chiết xuất tối đa trong môi trường etylen , rượu Linh chi rất thích hợp cho nam giới phải giao tiếp, sử dụng bia rượu nhiều, khi sử dụng rượu nấm Linh chi thay vì các loại rượu bia khác, sẽ bớt tác hại cho gan của bạn, đồng thời mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe của bạn mỗi ngày. Cách ngâm rượu Linh chi như sau:


Chuẩn bị: 500g nấm Linh chi khô . 10 lít nước rượu. 50 g lát cam thảo, 50 g táo khố, 100 ml mật ong. Bình ngâm.


Cách chế biến: Cho 500g  Linh chi, cam thảo, táo khô, mật ong,10 lít rượu trắng vào bình , đậy kín nắp, sau 10 ngày có thể bỏ ra uống được rồi, mỗi ngày uống 1 ly nhỏ.


 


nam-linh-chi-ngam-ruou-ruou


 


Nguồn: Internet 





Nguồn: http://linhchingoclam.vn/congdungvahuongdansudung.html

Lựa chọn Nấm Linh chi

LỰA CHỌN NẤM LINH CHI CHẤT LƯỢNG


Nấm Linh chi từ lâu được biết đến là một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe, có tác dụng bồi bổ cơ thể và phòng ngừa được nhiều loại bệnh. Rất nhiều loại nấm như nấm Linh chi đỏ của Hàn Quốc hiện có rất nhiều loại trên thị trường Việt Nam, với nhiều nhãn hiệu khác nhau và giá thành vô cùng phong phú, khiến khách hàng không biết phải lựa chọn loại nào mới đảm bảo. Thậm chí, nấm Linh chi không rõ nguồn gốc còn được đóng gói với nhãn mác Hàn Quốc, không thể phân biệt được là thật hay giả nếu chúng ta không phải là người trực tiếp đóng gói và phân phối. Được xách tay về Việt Nam và phân phối lại với giá trên trời, khiến khách hàng mất phương hướng mỗi khi muốn mua nấm Linh chi về sử dụng hoặc làm quà tặng. Mua phải những loại Linh chi này không những mất tiền mà có khi lại còn rước họa vào thân.

Nấm Linh chi Nhật giá dao động khoảng 450-500 USD /1kg tại Nhật, còn nấm Linh chi Hàn Quốc tại Hàn Quốc thì khoảng 100USD /1kg. Khi về đến Việt nam sẽ được cộng thêm 30% thuế nhập khẩu và 10% thuế VAT, cộng thêm cước vận chuyển, chi phí quảng cáo, mặt bằng và các chi phí khác thì nấm Linh chi Nhật bản về đến VN sẽ có giá trên 700 USD/1 kg, và nấm Linh chi Hàn quốc trên 200 USD1 kg. Phần lớn Linh chi Hàn Quốc tại Việt Nam đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giá thành các loại nấm Linh chi này lại khá mềm, chỉ hơn 1-2 triệu đồng/kg. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, nấm Linh chi đỏ của Hàn Quốc đang “loạn” với quá nhiều nhãn hiệu và những lời giới thiệu “có cánh” làm khách hàng hoang mang không biết đâu mới là linh chi Hàn Quốc chính hiệu. Bên cạnh đó, nắm được tâm lý “tiền nào của nấy”, nhiều cơ sở đẩy giá nấm Linh chi lên rất cao với “lý do hàng nhập chính hiệu nên giá phải cao”. Khách hàng có nhu cầu luôn phải khó khăn tìm các loại nấm Linh chi đỏ của Hàn Quốc chính hiệu, tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi là cả chi phí.


Theo đó thì nấm Linh chi có nguồn gốc rõ ràng được nhập khẩu về Viêt Nam giá không hề rẻ. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng đã nhân giống thành công và hiện nay đã có nhiều trại trồng nấm Linh chi, một trong những loại Linh chi được trồng phổ biến tại Việt Nam là Linh chi đỏ, loại nấm sản xuất trong nước này không những đang được người Việt ưa chuộng và tin tưởng vì giá cả hợp lý, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm định không khác xa với các loại nấm chính gốc nhập khẩu từ nước ngoài mà còn được xuất khẩu đến nhiều nước khác ở châu Á khác, Mỹ và châu Âu.

Nên lựa chọn nấm Linh chi đỏ Việt Nam thế nào?


1. Màu sắc


Nấm Linh chi đỏ có màu đỏ tươi xen lẫn gam vàng và trắng, bóng loáng, đẹp như một bông hoa khi nó còn tươi non.


2016-04-28 14.38.10


Linh Chi trưởng thành mặt dưới giữ nguyên màu trắng, mặt trên màu nâu đỏ sậm, được bao phủ bởi lớp bào tử màu nâu rất mịn.


LC6


Không nên mua loại nấm Linh chi có mặt trên bóng loáng, nâu xỉn. Mặt dưới màu loang lổ, ố xanh ố vàng, hoặc các màu lạ. Mặt dưới màu trắng là màu tự nhiên, màu chuẩn của một cây nấm.


2.  Mùi vị


Nấm Linh chi có mùi thơm và vị đắng rất đặc trưng. Không chọn loại nấm không có mùi lạ, mùi mốc. Nấm tốt khi cắt một miếng nhỏ ra nhai thử sẽ có vị đắng và gây. Khi nấu nước vị đắng và gây này sẽ nhạt dần đi, chứ không mất hẳn sau 1 lần nấu. Tuy nhiên, cần lưu ý một số loại nấm Linh chi có vị đắng bất thường, không tự nhiên, không phải vị nguyên thủy của nấm Linh Chi.


      3. Lượng bào tử


Nên chọn loại nấm có nhiều bào tử (dạng bột mịn, màu nâu, bám thành lớp ở mặt trên tai nấm), càng nhiều càng tốt, phần lớn các dưỡng chất của nấm Linh chi tập trung trên lớp bào tử này. Có nhiều nơi họ cạo sạch lớp bào tử này để bán cho các trung tâm làm đẹp, làm mỹ phẩm, hay đóng hộp bán riêng, bên cạnh việc kiếm lợi nhuận là để cho cây nấm nhìn bóng đẹp, gạt người tiêu dùng.


4. Độ cứng


Tai nấm phải có độ ẩm vừa phải, có độ đàn hồi. Tránh chọn phải những tai nấm nhăn nheo, cứng như gỗ. Vì những tai nấm này đã bị hóa gỗ, dược chất trong tai năm sẽ giảm đi rất nhiều lần.


5. Kích thước tai nấm


Để đảm bảo, không nên chọn loại nấm có đường kính quá to. Nên chọn loại nấm Linh chi có đường kính từ 9-15cm. Ở kích cỡ này, thân nấm chưa hoàn toàn bị gỗ hóa, chứa hàm lượng cao các dược chất quý như triterpenes, germanium, và polysaccharides..vv


Nấm Linh chi Trung Quốc có đường kính rất lớn từ 15-30cm, hơi cứng, cuốn được cắt gần sát tai nấm. Ngoài ra mặt dưới nấm Trung Quốc thường hay bị phết lên một lớp màu vàng sậm như màu nghệ và chưa có những phân tích để biết đây là màu gì và mặt trên được chùi rửa và thoa thêm một lớp dầu ăn hoặc cồn cho bóng. Tùy theo nấm nhỏ hay hơn mà có giá từ 200.000đ đến 300.000 đ/kg


Nên chọn mua nấm Linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, đảm bảo hiệu quả và không có tác dụng phụ bất lợi. Sẽ rất tốt nếu bạn đến tận Trại nấm mua. Trường hợp mua hàng trên mạng, bạn nên chọn địa chỉ có nhiều hình ảnh về quy trình sản xuất, càng nhiều càng tốt. Hiện nay có khá nhiều nơi mượn danh nghĩa trại nấm để kinh doanh theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó.


Thừa kế gia nghiệp hơn 20 năm làm Nấm. Linh Chi Ngọc Lâm rất hân hạnh là một địa chỉ tin cậy để quý khách đặt niềm tin. Rất hoan nghênh chào đón quý khách đến tham quan trại nấm của chúng tôi tại Long Khánh – Đồng Nai





Nguồn: http://linhchingoclam.vn/luachonnamlinhchi.html

Làm đẹp với Linh chi

NẤM LINH CHI LÀM ĐẸP DA


Ngày nay nhiều viện nghiên cứu về da đã khẳng định nấm Linh chi giúp trẻ hóa làn da và kéo dài tuổi thọ của tế bào da, giúp da trắng và mịn màng hơn.

Nấm Linh chi đỏ là loại thuốc quý có nhiều công dụng, ngày xưa các bậc đế vương đã sử dụng để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Đến thế kỷ 16, Linh chi là loại cây cỏ tốt lành. Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ nhàng mà không già, tuổi thọ tăng lên, làn da trắng hồng.

Linh chi có tác dụng điều hòa mọi chức năng trong cơ thể. Tác dụng của Linh chi không chỉ giới hạn ở một cơ quan, bộ phận của cơ thể mà nó phát huy toàn cơ thể và là chất chống lão hóa rất tốt.

Trong quá trình nghiên cứu các dưỡng chất từ thiên nhiên các nhà nghiên cứu của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… cùng các hãng dược phẩm đông y dược cũng luôn mong muốn khai thác được khả năng làm đẹp cho phụ nữ từ Linh chi. Những nghiên cứu đã tập trung ban đầu vào nấm Linh chi đỏ. Kết quả cho thấy Linh chi đỏ có rất nhiều công dụng cho da và đưa hoạt chất Linh chi vào bào chế thử nghiệm mỹ phẩm và kết quả rất đặc biệt với chất lượng rất tốt, cải thiện làn da một cách vượt bậc.

Cũng từ đó nhiều hãng dược phẩm nghiên cứu sâu về Linh chi. Các chuyên gia nhận thấy rằng Linh chi không chỉ có một loại, và mỗi loại Linh chi có những tính năng đặc biệt riêng. Cuối cùng Linh chi đen và Linh chi đỏ được đưa vào dòng sản phẩm dưỡng da cao cấp nhằm phục hồi sức sống của các tế bào da, trẻ hóa da.

Nấm Linh chi đỏ:

Nấm Linh chi đỏ giúp cải thiện làn da một cách vượt bậc

Mọc hầu hết ở các vùng miền của Trung Quốc và được gọi là vua của các loại Linh chi. Trong ứng dụng, các hoạt chất của nấm Linh chi đỏ Hàn Quốc giúp khôi phục gen bị tổn thương bởi tia UV và các gốc tự do rất hiệu quả và đồng thời tạo điều kiện cho việc cung cấp năng lượng của tế bào, thúc đẩy phân bào. Nhờ tính năng này mà Linh chi đỏ được đưa vào sản phẩm dưỡng da cao cấp nhất của Nhật và Hàn Quốc.

Nấm Linh chi đen:

Loài Linh chi rất quý hiếm chỉ mọc ở miền Nam Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tính chất Linh chi đen ngăn cản sự co ngắn của telomere trong nhiễm sắc thể (thước đo của sự lão gen) nhờ vậy ngăn ngừa được lão hóa của tế bào. Tính chất Linh chi đen còn làm sạch tế bào bằng cách ngăn cản sự tích tụ của quá trình chuyển hóa và hoạt hóa được các tế bào.

Nhờ các tính năng rất đặc biệt của Linh chi các nhà nghiên cứu đã cho ra đời các sản phẩm dưỡng da cao cấp và các loại thuốc uống, các loại trà từ Linh chi và được rất nhiều phụ nữ trên toàn thế giới tin dùng.

Linh chi vàng:

Nấm Linh chi vàng có tác dụng bổ dưỡng chống lão hóa

Có tác dụng bổ dưỡng, chống lão hoá, chống ung thư, chống nhược cơ, chống tác hại của các tia xạ (vì vậy người chữa ung thư bằng xạ trị , dùng Linh chi sẽ giảm tác hại của tia xạ, đồng thời Linh chi cũng chống cả ung thư), chống độc (giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, các kim loại nặng), chống suy nhược thần kinh, chống stress, giảm cholesterol trong máu, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng, điều hoà và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài việc uống viên Linh chi, uống trà và các thực phẩm chiết xuất từ Linh chi, phụ nữ chúng ta cũng có thể tự săn sóc da mỗi tuần từ 2 – 3 lần.

Cách sử dụng nấm Linh chi để làm đẹp da:

Cách 1:

– 1 tai Linh chi khô xay nhuyễn (bột nhuyễn), mỗi lần sử dụng bạn lấy một muỗng nhỏ, phần còn lại bỏ trong lọ sử dụng dần.

– 1 lòng đỏ trứng gà.

– 2 muỗng cam tươi.

3 sản phẩm trên trộn đều và làm mặt nạ đắp mỗi lần khoảng 30 – 45 phút cho da mặt và cổ sẽ giúp da tươi trẻ và chống lão hóa rất tốt.

Cách 2:

– 1 muỗng bột Linh chi.

– 1 muỗng cà phê mật ong chúa “sữa ong chúa”

– 2 sản phẩm trên trộn đều và làm mặt nạ nấm Linh chi đắp khoảng 30 phút sẽ giúp da bớt nhăn và làm mờ đốm nâu.





Nguồn: http://linhchingoclam.vn/lamdepvoilinhchi.html

Giới thiệu sơ lược về Nấm Linh chi

SƠ LƯỢC VỀ NẤM LINH CHI (Loài Ganoderma lucidum) (29/09/2015)



Nấm Linh chi (tên tiếng Anh là Reishi hoặc Lingzhi) còn được gọi là nấm Lim, Vạn Niên Nhung, Bất Lão Thảo, Thần Tiên Thảo, Đoạn Thảo, nấm Thần Linh, nấm Trường Thọ, cỏ Huyền Diệu, cây Điềm Lành,… Đây là loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, và công dụng của nó được ghi nhận trong nhiều văn bản cổ.









Nấm Linh chi (tên tiếng Anh là Reishi hoặc Lingzhi) còn được gọi là nấm Lim, Vạn Niên Nhung, Bất Lão Thảo, Thần Tiên Thảo, Đoạn Thảo, nấm Thần Linh, nấm Trường Thọ, cỏ Huyền Diệu, cây Điềm Lành,… Đây là loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, và công dụng của nó được ghi nhận trong nhiều văn bản cổ. Từ xa xưa Linh chi đã được biết đến và sử dụng ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Trung Quốc, tên nấm Linh chi lần đầu tiên được ghi lại trong “Thần nông bản thảo kinh” (triều đại Đông Hán, 25-220 năm trước Công nguyên), theo đó Linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm. Một số tài liệu còn cho rằng Linh chi đã được dùng làm thuốc từ khoảng 4000 năm trước ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Linh chi chỉ thực sự được chú ý nghiên cứu và sử dụng rộng rãi từ những năm 1960, đặc biệt là ở Trung Quốc.




Loài nấm này có thể mọc trên thân cây còn sống hoặc đã chết. Chúng phân bố khắp nơi trên thế giới từ rừng nhiệt đới cho đến rừng ôn đới, kí sinh hoặc hoại sinh trên các loài cây lá rộng đến lá kim, kể cả trên tre, trúc, dừa, cau, nho,… Chất lượng của Linh chi phụ thuộc nhiều vào chất dinh dưỡng ở nơi chúng sống. Trong Bản thảo cương mục (1590), đại danh y Lý Thời Trân phân loại Linh chi theo màu sắc thành 6 loại gọi là “Lục Bảo Linh chi”. Mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau: Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi; loại màu xanh là Thanh chi hoặc Long chi; loại màu hồng, màu đỏ là Hồng chi hay Ðan chi hoặc Xích chi; loại màu trắng là Bạch chi hay Ngọc chi; loại màu đen là Huyền chi hay Hắc chi; loại màu tím là Tử chi.




Trên thế giới, có hơn 250 loài trong chi Linh chi (Ganoderma) được mô tả, nhưng Hồng chi (Ganoderma lucidum) được nghiên cứu chi tiết nhất (Wasser, 2010). Trong “Lục Bảo Linh chi” thì Hồng chi được xem là Linh chi thật sự (Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000). Loài chuẩnG. lucidum này có thành phần hoạt chất phong phú với hàm lượng nhiều nhất.




Theo Wasser (2010), trước đây nấm Linh chi chỉ có trong tự nhiên với số lượng rất ít nên có giá rất đắt. Từ đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã thành công trong việc trồng nhân tạo nấm Linh chi, từ đó kỹ thuật này liên tục được cải tiến và đạt đến quy mô công nghiệp. Từ năm 1980, việc sản xuất nấm Linh chi phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Linh chi có thể được trồng nhân tạo trên thân gỗ, trên môi trường chứa phụ phẩm lâm nghiệp, hoặc nuôi cấy chìm thu nhận sinh khối. Bên cạnh môi trường truyền thống là mùn cưa, Linh chi còn có thể được trồng trên rơm rạ, bã mía,… (Nguyễn Lân Dũng, 2004).




Ngày nay, ngoài dạng thể quả nấm, còn có nhiều dạng sản phẩm từ Linh chi được bán trên thị trường như trà, rượu, thuốc bổ… Các sản phẩm này được sản xuất từ thể quả, khuẩn ty hoặc bào tử của Linh chi (Wachtel-Galor et al., 2011). Nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tính chất và hàm lượng của thành phần hóa học trong các sản phẩm từ Linh chi do nhiều yếu tố.




• Đặc điểm hình thái của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)



Hình 1. Thể quả nấm Linh chi (loài Ganoderma lucidum) (Nguồn: http://www.internationalinside.com/)



Nấm Linh chi có thể mọc thành cụm hoặc đơn lẻ. Phần thịt của thể quả nấm có màu nâu, mềm xốp nhưng hóa gỗ theo thời gian. Theo Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh (2000), thể quả của nấm gồm có hai phần, mũ nấm và cuống nấm (phần phiến đối diện với cuống nấm). Trên mũ nấm có hai vách, bào tử hình thành phía bên trong giữa hai vách. Đây là đặc điểm giúp phân biệt nấm Linh chi với các loài khác. Mũ nấm ban đầu có hình chùy; khi trưởng thành có hình bán nguyệt, hình quạt hoặc hình thận, kích thước thay đổi nhiều (dài 3-30 cm, rộng 2-25 cm, dày 0,5-2 cm). Mặt trên mũ nấm sáng bóng, màu nâu đỏ, có vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ; mặt dưới có màu nâu nhạt, có các ống rất nhỏ chứa bào tử. Khi còn non, bề mặt mũ nấm có màu trắng hoặc vàng hay nâu nhạt (Microbe Wiki). Cuống nấm dài, hình trụ tròn, có màu nâu bóng. Kích thước cuống nấm nằm trong khoảng 1-1,5 cm x 15-20 cm. Đầu cuống lệch một bên mũ, hoặc đôi khi nằm giữa trung tâm mũ. Đôi khi Linh chi còn có dạng trung gian hình gạc (Roy, 2006).




Theo Kuo (2004), bào tử nấm có màu nâu, kích thước khoảng 9-12 x 5,5-8 µm. Bào tử hình thuẫn, có gai lõm, một đầu tròn lớn, một đầu tròn nhỏ có lỗ là nơi khuẩn ty mọc ra khi bào tử nảy mầm. Khuẩn ty của nấm Linh chi là những sợi nấm trắng, có enzyme để phá vỡ các thành phần gỗ như lignin và cellulose.



Hình 2. Bào tử Linh chi dưới kính hiển vi

(Nguồn: http://www.purespores.com/pure-spores-our-story/)



Nghiên cứu cho thấy, đặc điểm hình thái của Linh chi thay đổi tùy theo một số yếu tố như môi trường nuôi trồng, khí hậu, đột biến… (Wachtel-Galor et al., 2011).



• Chu trình sống của nấm Linh chi



Hình 3. Chu kì phát triển của nấm Linh chi

A: Thể quả; B: Mặt ngoài phiến nấm; C: Đảm; D: Sự phối nhân trong đảm; E: Đảm và bào tử đảm; F: Bào tử đảm nảy mầm; G: Sợi nấm đơn nhân; H: Sự phối chất của 2 sợi nấm đơn nhân; I: Sợi nấm song nhân.


(Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2004, trang 236)


• Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của G. lucidum



G. lucidum không chứa nhiều chất dinh dưỡng tạo năng lượng nhưng lại có các dược chất quý ít có ở các loài nấm ăn khác. Nhiều công trình nghiên cứu đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của chúng trong thể quả, khuẩn ty, bào tử và dịch nuôi cấy của nấm. Theo Wasser (2010), trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng, Linh chi được cho là có nhiều tác dụng dược lý quý giá. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cần có những nghiên cứu chi tiết hơn, chính xác hơn về những tác dụng dược lý này trên cơ thể người. Cho đến gần đây, Linh chi được dùng như thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu, ung thư biểu mô, viêm gan, và tiểu đường (type II).




Theo Wachtel-Galor et al. (2011), loại nấm này có thành phần hoạt chất sinh học khá đa dạng, chứa vitamin, khoáng chất, có tất cả acid amin thiết yếu (đặc biệt giàu leucine và lysine). Hàm lượng chất béo thấp và tỉ lệ acid béo không no cao là một trong những tính chất quan trọng tạo nên giá trị cho nấm Linh chi.




Không như nhiều loài nấm khác có hàm lượng nước đến 90%, nấm Linh chi tươi chỉ chứa khoảng 75% nước. Thành phần chủ yếu của G. lucidum là chất xơ, carbohydrate, chất béo và protein, trong đó tỉ lệ xơ thô là trên 50% khối lượng khô (Mau et al., 2001; Wasser, 2010). Các nghiên cứu cho thấy thể quả, khuẩn ty và bào tử của nấm có chứa khoảng 400 hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là các polysaccharide, triterpenoid, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, các nguyên tố vi lượng.




Trong nghiên cứu của Mizuno (1995), chiết xuất G. lucidum chứa các kim loại như kali, magnesi, calci, natri, sắt, kẽm, mangan, đồng, selenium và germanium; trong đó kali, magnesi, calci là những thành phần kim loại chính, và germanium đứng thứ 5 trong số các kim loại có hàm lượng cao nhất (489 µg/g). Các chất khoáng này tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, germanium hữu cơ có khả năng làm tăng khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, từ đó giúp chữa được nhiều bệnh đồng thời duy trì sức khỏe. Nguyên tố này cũng có nhiều tác dụng dược lý khác, trong đó quan trọng là các khả năng: giải tỏa stress, chống oxy hóa, chống khối u, điều hòa lượng cholesterol trong máu, giải độc, chữa bệnh bạch cầu, ngăn chặn sự phát triển của ung thư hay tác hại của chất phóng xạ, kích thích các interferon(1) chống lại các virus kể cả HIV, kích thích hệ miễn dịch sản sinh các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK – natural killer cells) và đại thực bào (Asai, 1980; Loren, 1987).




Polysaccharide và triterpenoid được xem là những hoạt chất quan trọng nhất trong Linh chi (Skalicka-Woźniak et al., 2012; Wasser, 2010). Các thí nghiệm trên người và động vật đã chứng minh khả năng của chúng trong việc phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa và chữa trị bệnh, nâng cao sức đề kháng,… (Wachtel-Galor et al., 2011). Hàm lượng của các hoạt chất sinh học trong các giống Linh chi được trồng nhân tạo có thể tương tự hoặc cũng có thể rất khác so với giống tự nhiên. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự khác nhau về tính chất và hàm lượng của thành phần hóa học trong các sản phẩm từ G. lucidum như nguồn gốc, chủng nấm, điều kiện nuôi trồng, phương pháp tách chiết (Wachtel-Galor et al., 2011).




Dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu, Wachtel-Galor et al. (2011) nhận định rằng trong G. lucidum còn có các hợp chất khác được xem là có tác dụng dược lý như một số protein và lectin. Các protein có hoạt tính sinh học đã được phát hiện bao gồm: Ling Zhi-8; G. lucidum peptide có hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy hóa; ganodermin có tác dụng kháng nấm từ thể quả G. lucidum. Một số lectin được tách chiết từ thể quả và khuẩn ty của Linh chi có khả năng làm đông tụ hồng cầu hoặc tăng cường chức năng miễn dịch. Các thành phần khác gồm enzyme như metalloprotease làm chậm quá trình đông máu; tác nhân ức chế α-glucosidase rất đặc hiệu từ thể quả của Linh chi,…




• Công dụng của nấm Linh chi



Nấm Linh chi có vị đắng hoặc ngọt, tính ấm, không độc (Nguyễn Lân Dũng, 2004). Cho đến nay, Linh chi đã được nghiên cứu và sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới. Linh chi (G. lucidum) có các công dụng đáng lưu ý sau:

+ Chữa trị ung thư:

Nhiều nghiên cứu in vitro (2) và in vivo (3) đã chứng minh Linh chi có khả năng ức chế phát triển của tế bào khối u (Boh, 2013; Wachtel-Galor et al., 2011). Một số ít nghiên cứu lâm sàng chứng minh vai trò của Linh chi trong chữa trị một số bệnh ung thư. Ví dụ như, phép trị liệu ung thư tuyến tiền liệt sử dụng hỗn hợp các thảo dược chứa Linh chi làm giảm rõ rệt lượng kháng nguyên đặc hiệu trong tuyến tiền liệt (Gao và cộng sự, 2003).

Mặt khác, trong chữa trị ung thư, Linh chi được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội, chống lại tác dụng phụ của các liệu pháp giảm đau, hạn chế việc sử dụng morphine, ngăn ngừa bệnh tái phát, tăng cường sự phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật (Wasser, 2010).

+ Điều biến miễn dịch:

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kích thích hệ miễn dịch của G. lucidum. Theo Roy (2006), trong các liệu pháp bằng thảo dược hiện nay ở phương Tây, Linh chi chủ yếu được dùng như thuốc bổ, đặc biệt là như chất điều biến miễn dịch. Linh chi được dùng để tăng cường chức năng miễn dịch và đề phòng nhiễm trùng cơ hội trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhờ khả năng điều biến miễn dịch và ức chế sự sản sinh histamine, Linh chi cũng có thể được dùng như tác nhân chống viêm trong điều trị hen suyễn và dị ứng. Linh chi cũng được dùng trong điều trị viêm khớp, viêm phế quản dị ứng,… (Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000; Wasser, 2010).

+ Tăng khả năng cung cấp oxy cho tim, não:

Vì germanium trong Linh chi có thể tăng cường khả năng cung cấp oxy cho tế bào, Linh chi được dùng để: giải tỏa sự căng thẳng; chữa đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ; giảm tình trạng thiếu oxy do động mạch vành bị tắc nghẽn; giúp cơ thể chịu được tình trạng huyết áp thấp (Wasser, 2010).

+ Hỗ trợ chức năng tim mạch và hệ tuần hoàn:

Các nghiên cứu chứng minh Linh chi có các tác động tích cực đến hệ tuần hoàn và chức năng tim mạch: giảm cholesterol thừa trong máu, chống tình trạng mỡ máu cao, làm giãn mạch vành và tăng cường sự lưu thông máu, chống xơ vữa động mạch, tăng tần số và biên độ co tim, có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh tim, điều hòa huyết áp, giảm lượng đường trong máu, chống sự kết tụ của tiểu cầu,… (Wasser, 2010).

+ Kháng khuẩn và kháng virus:

Theo Wasser (2010), gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh G. lucidum có chứa các thành phần kháng khuẩn có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn. Các thành phần dược tính quan trọng (polysaccharide và triterpenoid) trong Linh chi có khả năng ức chế sự nhân bản của HIV, virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes, v.v.

Theo một số nghiên cứu, khả năng tăng cường hệ miễn dịch của Linh chi cũng đóng vai trò trong hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus. Dù cơ chế vẫn chưa được xác định, Linh chi mở ra một khả năng mới trong sử dụng Linh chi kèm theo các liệu pháp nhằm giảm tác hại của các loại thuốc kháng khuẩn, kháng virus.

+ Chống oxy hóa:

Nhiều thành phần trong Linh chi, đặc biệt là polysaccharide và triterpenoid, thể hiện khả năng chống oxy hóa in vitro. Các hoạt chất trong Linh chi giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác (Wachtel-Galor et al., 2011; Wasser, 2010).

+ Các công dụng khác:


Theo y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc cũng như y học hiện đại, bên cạnh các công dụng đáng lưu ý nêu trên, Linh chi còn được sử dụng để: Tăng cường trí nhớ và chức năng hô hấp; chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ; an thần; giảm đau; chống xơ hóa, bảo vệ gan, chữa trị viêm gan mãn tính; giải độc, ngăn tác hại của chất phóng xạ; hạ đường huyết; cải thiện chuyển hóa dinh dưỡng; hỗ trợ chữa trị tiểu đường type II; điều trị ho do cảm cúm, ho có đờm, chứng giảm bạch cầu, cơn đau thắt ngực; có tác dụng nhất định đến suy nhược thần kinh, suy nhược tim, đau lá lách, đau dạ dày, đau thận, đau nửa đầu, đau mật,… (Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000; Roy, 2006; Wasser, 2010).



Ghi chú:

(1)interferon: là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư (Theo Wikipedia).

(2)in vitro (tiếng Latinh, nghĩa là “trong ống nghiệm”): là một phương pháp nghiên cứu trong sinh học thực nghiệm cho phép người nghiên cứu sử dụng thành phần, hay bộ phận của một sinh vật (thường ở quy mô tế bào hay vi khuẩn) dưới dạng cô lập khỏi môi trường thông thường của nó, để có thể nghiên cứu và phân tích chi tiết hơn trước khi thực hiện trên sinh vật sống (Theo Wikipedia).


(3)in vivo: là phương pháp nghiên cứu trên sinh vật sống ở trạng thái sinh lý bình thường của nó (Theo Wikipedia).



Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh. 2000. Nấm ăn, nấm dược liệu-Công dụng và công nghệ nuôi trồng. NXB Hà Nội, trang 30-36.

Nguyễn Lân Dũng. 2004. Công nghệ nuôi trồng nấm tập II. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, trang 216.

Asai, K. 1980. Miracle Cure Organic Germanium. Japan: Japan Publications, pp. 16-76.

Boh, B. 2013. Ganoderma lucidum: a potential for biotechnological production of anti-cancer and immunomodulatory drugs. Recent Patents on Anti-Cancer Drug Discovery, 8(3):255-287.

Gao, Y., S. Zhou, W. Jiang, M. Huang and X. Dai. 2003. Effects of ganopoly (a Ganoderma lucidum polysaccharide extract) on the immune functions in advanced-stage cancer patients. Immunological Investigations, 32(3):201-215.

Loren, K. 1987. The Report on Germanium. Life Extension Educational Service, pp. 42.

Mau, J.L, H.C. Lin and C.C. Chen. 2001. Non-volatile components of several medicinal mushrooms. Food Research International, 34:521–526.

Mizuno, T. 1995. Reishi, Ganoderma lucidum and Ganoderma tsugae: bioactive substances and medicinal effects. Food Reviews International, 11(1):151–166.

Roy, U. 2006. Reishi Mushroom Ganoderma lucidum Standards of Analysis, Quality Control, and Therapeutics. American Herbal Pharmacopoeia and Therapeutic Compendium, pp. 1-23.

Skalicka-Woźniak, K., J. Szypowski, R. Łoś, M. Siwulski, K. Sobieralski, K. Głowniak and A. Malm. 2012. Evaluation of polysaccharides content in fruit bodies and their antimicrobial activity of four Ganoderma lucidum (W Curt.: Fr.) P. Karst. strains cultivated on different wood type substrates. Acta Societatis Botanicorum Poloniae, 81(1):17-21.

Wachtel-Galor S., J. Yuen, J.A. Buswell and I.F.F. Benzie. 2011. Chapter 9 Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi)  A Medicinal Mushroom. In Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects, eds. I.F.F. Benzie and S. Wachtel-Galor. Boca Ratonm (Florida): CRC Press, pp.175-199.

Wasser, S.P. 2010. Reishi. In Encyclopedia of Dietary Supplements (2nd edition), eds. P.M. Coates, J.M. Betz, M.R. Blackman, G.M. Cragg, M. Levine, J. Moss, J.D. White. New York-London: Informa Healthcare, pp. 680-690.

Kuo, M. 2004. Ganoderma lucidum. Accessed on 19/05/2014, from http://www.mushroomexpert.com/ganoderma_lucidum.html

Microbe Wiki. 2011. Ganoderma lucidum. Accessed on 20/05/2014, from https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Ganoderma_lucidum#Description_and_significance

Wikipedia. Interferon. Truy cập ngày 24/08/2015, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Interferon

Wikipedia. In vitro. Truy cập ngày 24/08/2015, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/In_vitro


 Ngọc Thanh

Nguồn http://ttud.com.vn/Default.aspx?tabid=169&ndid=638&language=vi-VN





Nguồn: http://linhchingoclam.vn/gioithieuvelinhchi.html

Sample Page

This is an example page. It’s different from a blog post because it will stay in one place and will show up in your site navigation (in most themes). Most people start with an About page that introduces them to potential site visitors. It might say something like this:


Hi there! I’m a bike messenger by day, aspiring actor by night, and this is my blog. I live in Los Angeles, have a great dog named Jack, and I like piña coladas. (And gettin’ caught in the rain.)


…or something like this:


The XYZ Doohickey Company was founded in 1971, and has been providing quality doohickeys to the public ever since. Located in Gotham City, XYZ employs over 2,000 people and does all kinds of awesome things for the Gotham community.


As a new WordPress user, you should go to your dashboard to delete this page and create new pages for your content. Have fun!





Nguồn: http://dichvumaylanh.vn/sample-page